Mô Hình Nuôi Rắn Ri Voi Trong Thùng Nhựa, Rắn Ri Voi Có Độc Không
Việc lựa chọn chuồng rắn luôn tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Mà trong số đó, xu hướng nuôi rắn trong hộp nhựa đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ chê trách đến khen ngợi. Việc sử dụng hộp nhựa hay các thùng, chuồng tương tự bị xem là làm giảm chất lượng quá trình chăm sóc, nơi ở chất đống lên nhau tù túng chật hẹp. Trong khi một số khác lại xem là những ý kiến hay, tiện lợi theo hướng chuồng “tự chế” (DIY – do it yourself). Bài đánh giá này nhằm nêu lên những ưu và nhược điểm của thùng nhựa so với các vivarium (loại bể nửa cạn nửa nước, bán tự nhiên) được setup có bài bản, dựa theo các thông tin ghi chép khoa học liên quan đến rắn trong điều kiện nuôi nhốt nhân tạo. Bạn đang xem: Nuôi rắn ri voi trong thùng nhựa
Hành vi của rắn
Nhiều loài rắn thuộc tuýp thigmotactic (hướng động tiếp xúc). Có nghĩa là chúng giữ phần lớn diện tích cơ thể tiếp xúc tới nền, bề mặt môi trường để có cảm giác được an toàn.
Bằng cách duy trì sự tiếp xúc giữa cơ thể và môi trường lớn nhất có thể, con rắn hạn chế phơi bày cơ thể trước không gian mở (một hành vi tránh né thú ăn thịt). Hành vi tương tự được tìm thấy ở các động vật khác ví dụ như chuột – chúng chạy dọc sát theo mép tường và bề mặt môi trường chứ không mạo hiểm chạy trong giữa không gian mở trống trải. Hành vi hướng động tiếp xúc này thúc đẩy rắn tìm đến những góc nhỏ để chui vào, chẳng hạn như miếng gỗ hoặc phiến, hóc đá, và duy chuyển nép theo các vật trang trí trong hồ bán cạn chứ không bò giữa hồ.
Vậy hành vi hướng động tiếp xúc này liên quan như thế nào đến môi trường nuôi nhân tạo? Rắn là động vật biến nhiệt, đòi hỏi nhiệt độ từ môi trường để xúc tác các quá trình chuyển hóa hoạt động cơ thể, như tiêu hóa hoặc chức năng miễn dịch. Nhiều vivarium được làm từ thủy tinh giúp người nuôi dể dàng quan sát con vật, nhưng kiếng lại là vật liệu truyền nhiệt và ngăn cách rất kém, sự quan ngại này được các nhà khoa học lên tiếng và khuyến cáo. Sẽ dẫn đến thiếu cân bằng về nhiệt độ môi trường bên trong. Đồng thời, những con rắn thuộc tuýp thigmotactic bị ép luôn phải tiếp xúc với bề mặt lạnh khi di chuyển. Nhược điểm này giảm đi nhiều ở các hồ vivarium làm từ gỗ, gỗ ép hoặc vật liệu khác, cách ly tốt hơn.
Ngược lại, chuồng rắn bằng thùng nhựa cung cấp nhiệt độ bên trong ổn định và là vật dụng ngăn cách tốt cho rắn giống thigmotactic di chuyển thoải mái, Không chỉ cung cấp nhiệt độ tốt cho cơ thể rắn mà còn giúp chúng không bị mất thân nhiệt quá nhanh dù ở vị trí nào trong chuồng.
Thông thoáng, vệ sinh, ánh sáng
Sự thông thoáng chuồng nuôi là yêu cầu rất quan trọng vì nó điều khiển nhiệt độ không khí trong chuồng và độ ẩm ổn định. Hộp nhựa có thể giữ không khí tù nếu không được sửa đổi, chế biến lại. Nhưng việc thông gió sẽ dễ dàng được cải thiện bằng các phương pháo đơn giản như đục lỗ, hoặc cắt phần nhựa, thay bằng lưới cứng, vv. Với trọng lượng nhẹ cùng gốc thùng bo tròn thì thùng nhựa dễ di dời, chùi rửa, tẩy trùng. Khiến thùng nhựa được khuyến cáo dùng làm chuồng nuôi cho nhiều loài thú khác nhau
Khi nói đến tính trong suốt của thùng nhựa, chúng ta lại gặp hai luồng ý kiến trái chiều. Về mặt chức năng, người nuôi cần phải có khả năng quan sát được hành vi của rắn cũng như tình trạng môi trường bên trong chuồng. Nếu con vật đổ bệnh thì việc quan sát và nắm bắt ngay từ những triệu chứng đáng nghi đầu tiên là vô cùng quan trọng. Nên việc quan sát tốt chuồng nuôi từ bên ngoài là rất cần thiết. Tương tự thế với việc phát hiện phân, chất thải của rắn, kiểm tra nước và thức ăn thường xuyên. Hiện nay một số ý kiến chỉ trích các thùng nhựa dựa trên quan điểm này, và tất nhiên, so với vivarium kính, thì độ trong suốt và khả năng hiển thị đầy đủ quan sát môi trường của thùng nhựa thua kém xa.
Thú vị thay, lại có một ý kiến trái ngược về vấn đề độ trong của thùng nhựa. Hầu hết rắn là loài sống về đêm hoặc hoàng hôn (nocturnal và crepuscular), một cách vô cùng kín đáo, thích ẩn nấp vào ban ngày. Với những loài rắn này thì việc giảm thiểu khả năng hiển thị của chuồng là đồng thời giảm đi nguy cơ gây stress từ môi trường ánh sáng mạnh, tạo cho rắn cảm giác được an toàn (5). Ví dụ thực tiễn là trăn Ball (Ball python), những người nuôi nhấn mạnh rằng trăn từ chối thức ăn trong môi trường nuôi vivarium nhưng lại ăn rất tốt trongchuồng hộp nhựa.
Tiếp cận chuồng
Một nhược điểm lớn của thùng nhựa là khi được dùng làm chuồng rắn so với hầu hết các loại vivarium chính là khả năng tiếp cận bên trong. Hầu hết vivarium là loại cửa ở mặt trước, bằng hai lớp kính kéo hai bên. Còn thùng nhựa thì luôn luôn có lớp nắp trên miệng thùng. Phương pháp tiếp cận chuồng thường không được đề cập hoặc bỏ qua, nhưng nó đặc biệt rất có thể trở thành nguyên nhân khiến rắn stress. Vì bò sát như rắn, trong tự nhiên luôn bị săn bởi các loài thú ăn thịt như chim. Nói chung, tiếp cận chuồng bằng cửa bên hong sẽ khiến con vật bớt stress hơn, ít phản kháng phòng thủ hơn tiếp cận từ trên cao xuống.
Quyền lợi của con vật
Và điều quan trọng nữa đó là không phải thùng nhựa nào cũng phù hợp với các loài rắn.Hầu hết chỉ tập trung vào các loài sống về đêm, trên cạn, kích thước từ trung bình đến nhỏ.Các loài sống chủ yếu trên cây thì lại cần chuồng có chiều cao nhiều hơn, điều mà hầu hết các thùng nhựa không đáp ứng được. Tương tự, các loài trăn (boa và python) lớn thì đòi hỏi cần có những chuồng rất to, kích cỡ mà thùng nhựa thường không được sản xuất. Tóm tắt lại, chúng ta nên đề cập đến “năm quyền” cơ bản của con vật trước khi lựa chọn sẽ nuôi chúng trong môi trường nào.
Xem thêm: Nôi gỗ cho trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, giường cũi cho bé
1. Không đói, khát
Miễn thức ăn và nước uống được cung cấp đầy đủ, thì quyền này nằm độc lập với tất cả các loại chuồng nuôi.2. Không cảm thấy khó chịu
Thùng nhựa sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt, làm con vật thoải mái hơn là hồ kiếng lạnh lẽo.3. Không đau đớn, bệnh tật và bị thương
Thùng nhựa dễ được lau chùi và triệt khuẩn hơn hồ kiếng và gỗ, nhưng khả năng hiển thị thấp hơn kiếng để nguời nuôi có thể quan sát. Lý do này không được lượt đi dù người nuôi có tăng mức độ cảnh giác.4. Tự do thể hiện các hành vi một cách bình thường
Nếu thùng nhựa được thông gió tốt, cân bằng nhiệt độ thích hợp, thì không có lý do nào khiến chất lượng chúng thua kém các vivarium truyền thống.Như điều “không cảm thấy khó chịu”, thùng nhựa hỗ trợ rất tốt cho các giống rắn thigmotactic so với hồ kiếng.5. Không stress và sợ hãi
Việc giảm đi tầm quan sát của thùng nhựa làm tăng thêm cảm giác an toàn và được bảo vệ của con rắn.Nắp thùng từ phía trên có thể trở thành nguyên nhân khiến con vật bị stress.
Ảnh: Google
Nguồn bài viết: http://www.insectivore.co.uk/articles-snakes-plastic-storage-housing.html

– Ông Hung cho biết, cách đây 3 năm, mấy đứa con của ông đi đặt dớn dính được 3 con rắn ri voi, đem về bỏ trong khạp để nuôi chơi. Vậy mà giờ đây ăn thiệt. Lúc đó, thỉnh thoảng mới cho ăn một lần, thế mà mấy con rắn không hề hấn gì. Thấy chúng dễ nuôi nên mới nảy sinh ý định nuôi rắn. Sau một năm thả nuôi, hai con rắn cái đầu tiên đã đẻ được 14 con rắn con. Cứ thế, ông Hung để rắn con nuôi tiếp tục và khi nó trưởng thành thì cho đẻ để gầy giống nuôi tiếp. Nhờ vậy, đến nay tổng đàn rắn của ông lên con số 130 con, trong đó có 15 con rắn nái và khoảng 60 con rắn tơ có trọng lượng trên 700 g/con.
– Thông thường, mô hình nuôi rắn ri voi của người dân trong và ngoài tỉnh là nuôi trong ao, hồ đều cho hiệu quả. Nhưng, từ sự đúc kết kinh nghiệm qua quá trình thực tế thả nuôi, ông Hung vẫn quyết định chọn nuôi rắn trong khạp và trong thùng nhựa, rất tiện lợi, hiệu quả cũng không kém. Theo ông Hung, khạp da bò cỡ trung, thùng nhựa khoảng 25 lít hoặc can nhựa khoảng 20 lít, trên nắp khoét vài lỗ cho có không khí, là có thể nuôi rắn ri voi. Cách nuôi này sẽ giảm được nhiều chi phí đầu tư. Hơn nữa, nuôi trong khạp sẽ dễ quản lý, chăm sóc, rắn không tranh ăn, ít hao hụt, phát hiện bệnh được kịp thời. Trong khi đó, nuôi rắn trong hồ xi măng dễ làm trắng bụng, trầy xước rắn, còn nuôi dưới ao không kiểm soát được bệnh, rất dễ bị hao hụt, thất thoát. Ngoài ra, nếu nuôi trong ao với số lượng lớn, chúng sẽ tranh ăn và sự phát triển sẽ không đều nhau nên hiệu quả không cao. Mặt khác, rắn ri voi thuộc loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao và là món ăn đặc sản ở các nhà hàng, quán nhậu, nhưng hiện nay con giống lại hiếm, vì tỷ lệ nuôi rắn sinh sản nhân tạo còn rất ít. Nếu chịu khó trong khâu chăm sóc, thì hiệu quả từ việc nuôi rắn ri voi tăng gấp đôi so với nuôi cá, heo hay lúa…
– Theo kinh nghiệm của ông Hung, rắn từ 300 g trở xuống, nuôi từ 5-10 con/khạp. Còn trọng lượng từ 1-1,5 kg, nuôi từ 3-4 con là vừa. Tuy nhiên, để rắn không tranh ăn và lớn đều, cần phải chịu khó đút thức ăn cho từng con và chỉ cho ăn cá da trơn chứ không nên cho ăn các loài cá khác. Phải thường xuyên theo dõi tình hình rắn mỗi ngày, như tính nết thay đổi như thế nào để phát hiện bệnh của chúng. Hai loại bệnh chủ yếu ở rắn ri voi là bệnh khô da và sưng hàm, nếu điều trị không kịp thời sẽ lây lan rất nhanh và mức hao hụt sẽ rất lớn. Do rắn ri voi là loài sống ở thiên nhiên, nên cách điều trị rắn cũng phải sử dụng các cây thuốc từ thiên nhiên. Nên thường xuyên thay nước cho rắn, nhưng không lấy nước ở các sông bị ô nhiễm để tránh bệnh ngoài da trên rắn. Nếu cho rắn ăn đều, thì rắn nuôi từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ tăng trọng rất nhanh. Đặc biệt cứ sau một tuần, rắn có thể tăng lên 100 g/con đối với rắn lứa. “Với thời gian nuôi một năm, nếu rắn lớn đều, có thể lọt vào loại 1 để xuất bán. Hiện nay, các thương lái vào tận nhà thu mua với giá 400.000 đ/kg. Trừ chi phí, lợi nhuận gấp đôi so với chi phí đầu tư ban đầu”, ông Hung nói chắc mẩm.
– Thời gian qua, có nhiều người đến đặt vấn đề mua rắn thịt và rắn giống về nuôi, nhưng ông Hung chưa chịu bán. Vì theo ông, đây là loài rắn hiếm, con giống khó tìm, nếu mua trôi nổi đem về nuôi, rắn sẽ dễ bị chết, tỷ lệ thành công không cao. Do số lượng rắn nuôi còn ít, nên gia đình muốn gầy dựng và tăng số lượng thả nuôi rồi mới tính đến chuyện buôn bán. Hiện nay, ngoài 15 con nái có trọng lượng từ 2-2,5 kg/con, gia đình ông Hung còn khoảng 60 kg rắn thịt. Với giá rắn như hiện nay, tính ra gia đình ông Hung đã sở hữu “một tài sản” trị giá vài chục triệu đồng từ mô hình nuôi rắn. Ngoài ra, đối với đàn rắn nái sinh sản mỗi năm cũng kiếm thêm vài trăm con nữa. Nếu bán rắn giống cũng kiếm được vài chục triệu đồng!
– Cán bộ khuyến nông xã Tân Phú, Phạm Văn Tám, cho rằng: Đây là mô hình nuôi rắn ri voi đầu tiên ở xã Tân Phú đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vẫn chưa được nhiều bà con nông dân trong xã áp dụng vì ít con giống, giá con giống cao, nhiều người chưa nắm bắt quy trình kỹ thuật nuôi nên chưa dám mạnh dạn đầu tư. Hiện nay, giá cả của mặt hàng này ổn định, cung không đủ cầu. Tuy nhiên, đây là loài động vật hoang dã, vì vậy khi nuôi cũng phải đăng ký với ngành chức năng để kiểm soát, quản lý, cũng như tạo điều kiện thuận lợi khi xuất bán. Đây là mô hình khá lý tưởng không chỉ áp dụng cho cả hộ nghèo tận dụng diện tích trong nhà, mua rắn con và tự kiếm thức ăn để giảm chi phí, tăng thu nhập.