Đồ Nhựa Chống Phân Giải Và Phân Hủy Sinh Học, Top 5 Cách Phân Hủy Nhựa Phổ Biến Hiện Nay
Cách phân hủy nhựa như thế nào cho hiệu quả, không gây hại cho môi trường và sức khỏe hiện đang là vấn đề mà rất nhiều nhà khoa học đang đau đầu nghiên cứu. Bởi vì nhựa đã trở thành một vật liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Từ chai, lọ, túi, dao, thìa, nĩa, hộp,… đến bàn ghế, thiết bị y tế đều được làm từ nhựa. Hậu quả là rác thải nhựa quá nhiều mà việc xử lý nhựa hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Về cơ bản, hiện nay trên thế giới đang có 5 cách xử lý rác thải nhựa sau:
1. Cách phân hủy nhựa bằng xử lý đốt và chôn dưới lòng đất

Cách xử lý rác thải nhựa bằng cách chôn lấp dưới lòng đất hoặc đốt là cách làm rất phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Cụ thể, theo báo cáo của Liên hợp quốc thì hiện nay, có 9% rác thải nhựa được tái chế, 12% rác thải nhựa được đốt cháy và 79% rác thải nhựa được chôn lấp hoặc nằm trong bãi rác và môi trường. Còn theo ông Đặng Huy Đông – Nguyên Thứ trưởng Kế hoạch đầu tư thì ở Việt Nam có hơn 90% lượng rác thải nhựa được đem đi chôn, lấp đốt; còn lại 10% là đem đi tái chế.
Cách tiêu hủy nhựa này mang đến ưu điểm như:
Xử lý nhanh, tốn ít thời gian.Không đòi hỏi kỹ thuật cao, không tốn kém nhiều chi phí.Bạn đang xem: Đồ nhựa chống phân giải và phân hủy
Tuy nhiên, những nhược điểm của cách phân hủy nhựa bằng chôn lấp hoặc đốt là rất lớn:
Việc chôn lấp rác thải nhựa sẽ làm thay đổi tính chất của đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất; làm cản trở quá trình khí oxy đi qua đất dẫn đến tác động không tốt cho sự sinh trưởng của thực vật.Có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý đúng cách.Có thể phá hủy tầng ozone và gây ra hiệu ứng nhà kính.Khi đốt, khí carbon và hydro trong nhựa kết hợp với clorua vốn có nhiều trong vậy liệu PVC hoặc có trong các rác thải hữu cơ tạo ra loại khí độc hại (dioxin, furan – 2 loại khí độc hại nhất) gây ung thư và có thể dẫn đến tử vong… .2. Phân hủy nhựa bằng cách tái chế

Trên thực tế, không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế được. Chỉ có số loại nhựa dùng trong một số đồ vật có thể tái chế được là:
Nhựa PETE (nhựa PET, tên đầy đủ là Polyethylene Terephthalate): chai nước khoáng, chai nước ngọt có ga… .Nhựa HDPE (Polyethylene tỷ trọng cao): Hộp sữa, chai dầu, chai đựng chất tẩy, đồ chơi, một số loại túi nhựa… .Nhựa LDPE (Polyethylene tỷ trọng thấp): Chai lọ có thể bóp được, màng bọc co, một số túi nhựa gói bánh, túi nhựa tạp hóa, một vài loại quần áo và đồ gia dụng,… Loại nhựa này thường ít được tái chế nhưng đang được phát triển việc tái chế.Nhựa PP (Polypropylene): Vỏ bảo vệ chống hơi nước, dầu mỡ, hóa chất; túi nhựa trong hộp ngũ cốc; nắp chai nhựa; hộp đựng sữa chua hoặc; bỉm; dây và băng gói đồ; túi khoai tây chip,… Nhựa PP có thể tái chế được nhưng thực tế hiện nay chỉ có 3% loại nhựa này được tái chế.Còn lại là những loại nhựa ít/không thể tái chế được như:
Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride): Chai dầu ăn, màng bọc thực phẩm, xốp bọt khí bảo vệ hàng, đồ chơi cho trẻ con và vật nuôi; ống nhựa; vỏ ngoài dây mạng, dây điện; các vật tư lắp đường ống nước, giàn mắt cáo, khung cửa sổ… . Chỉ có khoảng 1% được tái chế lại.Nhựa PS (Polystyrene): Cốc nhựa, xốp mềm bảo vệ sản phẩm, khay đựng trứng, khay đựng đồ ăn, tấm lót cho sàn gỗ, lớp cách nhiệt bằng bọt cứngViệc xử lý rác thải nhựa bằng cách tái chế mang tới nhiều ưu điểm:
Có thể sử dụng đất cho hoạt động khác, không phải tốn diện tích đất để chôn lấp rác thải nhựa.Hạn chế được tình trạng suy thoái đất, tắc nghẽn cống rãnh, gây ra lũ lụt,…Giảm lượng rác thải nhựa cần xử lý và chi phí xử lý rác thải nhựaGiảm chi phí nguyên liệu nhựa cho các hoạt động công nghiệp
Giúp giá sản phẩm/nguyên liệu nhựa ổn định hơn
Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các tài nguyên không có khả năng tái tạo như dầu mỏ
Giảm áp lực với vật liệu nhựa nguyên sinh, giảm sự tiêu thụ năng lượng, nước và phát thải các loại khí và hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất vật liệu nguyên sinh
Bên cạnh đó, cách phân hủy nhựa này cũng tồn tại một số nhược điểm:
Chỉ áp dụng được với một số loại nhựaChất lượng sản phẩm thu được nhiều nơi còn khá thấp
Quá trình tái chế có thể tiêu hao nhiều năng lượng
Quy mô tái chế nhiều nơi còn nhỏ hẹp
Việc tái chế nhựa ở nhiều nơi còn lạc hậu, hiệu quả thấp, chi phí cao và có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
3. Dùng vi khuẩn phân hủy nhựa

Cách phân hủy nhựa bằng vi khuẩn ăn nhựa chủ yếu được sử dụng trên các sản phẩm từ các vật liệu phân hủy sinh học. Tuy nhiên trên thế giới, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu và đã thu được một số kết quả bước đầu trong việc sử dụng vi khuẩn để phân hủy các loại nhựa truyền thống như:
Năm 2016, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Kyoto (Nhật Bản) đã tìm ra loại vi khuẩn Ideonella Sakaiensis có thể tiết ra 2 loại enzyme giúp phân hủy nhựa PET.Năm 2018, một nữ sinh viên người Mỹ tên Morgan Vague đã tìm ra 3 loại vi khuẩn tạo ra enzyme tiêu hóa có khả năng phân hủy chất dẻo là lipase. Trong đó, có 1 loại vi khuẩn có khả năng phân hủy các hydrocarbon trong nhựa PET.Gần đây, các nhà khoa học của Đại học Portsmouth ở Anh và phòng thí nghiệm Năng lượng Quốc gia Mỹ đã tạo ra được một loại enzyme có khả năng phân hủy nhựa bằng phương pháp đột biến. Bình thường nhựa plastic có thể phải mất 400 năm phân hủy nhưng dùng cách này có thể chỉ mất vài ngày. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu để cải tiến enzyme trước khi ứng dụng cách xử lý này một cách rộng rãi.4. Phân hủy nhựa bằng cách biến chúng thành nhiên liệu

Một nhóm các nhà hóa học tại Purdue đã tìm ra cách điều chế nhựa polypopyle (dùng trong đồ chơi, bao bì sản phẩm, thiết bị y tế) thành nhiên liệu cho các phương tiện giao thông và công bố trên trang Sustainable Chemistry and Engineering.
Theo cách này, nhà hóa học Purdue Linda Wang và các đồng nghiệp đã đun nóng nước siêu tới hạn (loại nước ở áp suất và nhiệt độ cao dùng để tái chế nhựa) tới 716 – 932 độ F ở áp suất lớn hơn khoảng 2.300 lần so với áp suất khí quyển ở mực nước biển. Sau đó, chất thải polypropylene tinh khiết được cho vào nước siêu tới hạn.
Tùy theo nhiệt độ, loại nhựa này sẽ được chuyển hóa trong vòng vài giờ. Nếu để ở 850 độ F thì thời gian chuyển đổi thấp hơn 1 giờ. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu thu được xăng và dầu giống như dầu diesel.
Các nhà nghiên cứu phát biểu rằng họ có thể chuyển đổi 90% nhựa thải polypropylene của thế giới mỗi năm thành nhiên liệu. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp về công nghệ và khả năng tiêu tốn năng lượng lớn. Đồng thời điều này cũng đòi hỏi cao về chất lượng của mẫu tái chế nên cách xử lý này vẫn chưa được áp dụng trên quy mô lớn.
5. Cách phân hủy nhựa bằng côn trùng

Bên cạnh việc dùng vi khuẩn ăn nhựa, vi khuẩn phân hủy nhựa thì còn cách phân hủy nhựa khác. Đó là xử lý rác thải nhựa bằng côn trùng có khả năng ăn nhựa đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Federica Bertocchini, nhà khoa học ở đại học Cantabria, Tây Ban Nha đã thực hiện thí nghiệm trên sâu sáp, một loại sâu gây hại chuyên ăn tổ ong. Khi được bỏ lên những túi nhựa được làm từ polyethylene, kết quả cho thấy 100 con sâu có thể ăn hết 92 mg nhựa trong vòng 12 giờ và phân hủy nhựa thành ethylene glycol.
Các nghiên cứu này bước đầu cũng được nghiên cứu ở Việt Nam. Cụ thể là:
Sau khi đọc được một bài báo về việc sâu có thể ăn được nhựa, dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Vũ Thành An và cô Vũ Đặng Hạn Nguyên – Giảng viên Viện Khoa học công nghệ và Môi trường trường Đại học Nha Trang. Hai em Trần Hoàng Mai và Thái Mỹ Huyền (lớp 9/1 trường THCS Võ Văn Ký) ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã nghiên cứu dự án về các loại sâu có thể ăn được nhựa. Kết quả cho thấy sâu sáp và sâu rồng là loại ấu trùng có khả năng ăn và chuyển hóa các hợp chất cao phân tử như nhựa.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tiềm năng trong phòng thí nghiệm vì khả năng phân hủy nhựa của sâu còn hạn chế (chưa được 1mg nhựa/1 con sâu trong 12 tiếng) và ngoài ra, ethylene glycol, sản phẩm được tạo ra từ quá trình phân hủy nhựa từ sâu là một chất rất độc hại với nhiều loài.
Trong đó có cả con người, nên việc sử dụng sâu phân hủy nhựa vẫn còn phải nghiên cứu thêm nhiều để có thể trở thành hướng xử lý nhựa tiềm năng trong tương lai. Xem thêm: 80+ mẫu giường đơn giản đẹp, hiện đại, rẻ, giường ngủ đẹp cao cấp giá rẻ
Trên đây là 5 cách phân hủy nhựa đang được sử dụng hoặc tiềm năng sử dụng hiện nay. Để giảm bớt rác thải nhựa, các nhà khoa học đang nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến, sáng tạo ra các phương pháp xử lý rác thải nhựa. Là một người con của trái đất, chúng ta cần có trách nhiệm cùng các nhà khoa học giảm lượng rác thải nhựa.
Hiện có rất nhiều cách giúp giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường mà bạn có thể làm như hạn chế dùng đồ nhựa, tái sử dụng hoặc dùng sản phẩm thân thiện với môi trường như sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của An
Eco.
Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của An
Eco có nguồn gốc từ tinh bột ngô và có thể phân hủy hoàn toàn thành H2O, CO2 và mùn trong vòng 6 tháng – 1 năm ở điều kiện ủ công nghiệp hoặc chôn lấp tự nhiên. Vì thế sản phẩm của An
Eco tự hào đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Nhựa sinh học là vật liệu nhựa được làm từ nguồn nguyên liệu tái tạo được và tùy từng loại mà chúng có thể phân hủy sinh học hoặc không
1.1. Định nghĩaNhựa sinh học là vật liệu nhựa được làm từ nguồn nguyên liệu tái tạo được và tùy từng loại mà chúng có thể phân hủy sinh học hoặc không. Hiện nhựa sinh học gồm có polylactic acid (PLA) và polyhydroxyalkanoate (PHA).Nhựa phân hủy sinh học PLA là một loại nhựa sinh học nhiệt dẻo có nguồn gốc từ thực vật như bột ngô, củ sắn, mía, tinh bột khoai tây,.. Vì thế chúng có khả năng tự phân hủy và được sử dụng để sản xuất các đồ dùng hàng ngày như bao bì đựng thực phẩm, khay đựng, cốc, chén, màng thực phẩm gói rau, dụng cụ y tế,…

Nhựa phân hủy sinh học PLA được sản xuất từ các thành phần có nguồn gốc từ nguyên liệu tái tạo như tinh bột ngô Trước hết, nhựa phân hủy sinh học PLA có một số ưu điểm nổi bật là: PLA được sản xuất từ các thành phần có nguồn gốc từ nguyên liệu tái tạo như tinh bột ngô, củ sắn, mía, tinh bột khoai tây… nên thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, thích hợp để sản xuất ra các đồ dùng hàng ngày và dụng cụ y tế.Đây là nguyên liệu tái sinh, sau khi sử dụng chúng được các vi sinh vật phân hủy thành các sinh khối tại các nhà máy xử lý rác thải và được dùng như phân bón vi sinh trên cây trồng.PLA chuyển hóa thành phân bón sinh học sau khi được xử lý phân hủy sinh học công nghiệp. Bề mặt nhựa PLA thẩm thấu tốt, giúp sinh vật dễ xâm nhập để thúc đẩy quá trình phân hủy tự nhiên. Ở điều kiện thích hợp, dưới tác động của vi sinh vật, nhựa PLA có thể phân hủy thành carbon dioxide, nước, mùn sinh học tốt cho cây và không gây ô nhiễm môi trường.PLA không tạo ra các chất bay hơi độc hại khi đốt như các loại nhựa truyền thống thường có nên không gây ô nhiễm môi trường.PLA có thời gian phân hủy ngắn, chỉ vài tháng hoặc vài năm. Trong khi thời gian phân hủy của nhựa truyền thống có thể lên đến hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Vì thế, PLA tạo ra được những tác dụng tích cực lên môi trường, không như các loại nhựa truyền thống. | Việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào vùng nguyên liệu: Bởi các nhà máy sản xuất nhựa phân hủy sinh học PLA cần được đặt gần vùng nguyên liệu như những cánh đồng bắp, sắn, mía hoặc củ cải đường… lớn.Nhựa PLA chỉ có thể phân hủy trong điều kiện xử lý công nghiệp: Phần lớn các sản phẩm có sử dụng PLA đều có đặc điểm này, chúng sẽ phân hủy ở những điều kiện nhiệt độ, vi sinh vật… đạt tiêu chuẩn nhất định.Nhựa PLA nếu xử lý không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nhựa tái chế: Nhựa PLA nếu lẫn với các nguyên liệu tái chế sẽ gây ảnh hưởng lên chất lượng sản phẩm sau khi tái chế.Chưa có nhiều nhà sản xuất PLA ở quy mô công nghiệp và sản lượng PLA hiện nay đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Việc sản xuất nhựa PLA trong quy mô công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, chi phí nhiều nên giá thành cao hơn các loại nhựa có nguồn gốc hóa thạch như PA, PE, PP,… |
Công ty Mitsubishi sử dụng PLA sợi, Nylon 6 làm tấm trải xe.Công ty ô tô Fiat (Italy) nghiên cứu vật liệu polymer “xanh” để chế tạo các bộ phận trong ô tô. 3.5. Ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệpPLA được sử dụng trong các ứng dụng làm màng phủ sinh học có tác dụng tăng tốc độ chín của quả trên cây trồng, giữ phân bón, độ ẩm, ức chế nhiễm nấm, sự phát triển của cỏ dại và sự phá hoại của côn trùng. Ngoài ra, có loại màng phủ sinh học còn giúp cây trồng chống chịu với sự thay đổi của thời tiết
Bên cạnh đó, PLA biến tính cũng được dùng làm dây buộc cà chua, chậu cây và một số vật dụng khác3.6. Ứng dụng trong lĩnh vực điện tửNhựa phân hủy sinh học PLA biến tính được các công ty chế tạo và sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực điện tử như:Năm 2002, công ty Mitsubishi chế tạo ra PLA chịu nhiệt làm vỏ máy nghe nhạc.Năm 2004, công ty NEC Corp của Nhật gia cường sợi kenaf cho vật liệu composite nhựa nền PLA để tăng khả năng chịu nhiệt và làm dummy cắm trực tiếp vào laptop chống bụi bẩn tác động, vỏ điện thoại (năm 2006).Năm 2005, Fujitsu dùng composite của PLA vào thiết bị chống cháy trong nhà. Họ cũng dùng hỗn hợp blend PLA/PC/phosphorus làm hệ thống khung của máy tính.Năm 2007, Samsung dùng PLA/Polycarbonate bisphenol A (PC) có khả năng chịu nhiệt, va đập vào sản xuất các vỏ linh kiện điện tử như vỏ máy tính, vỏ điện thoại… . Ngoài những lĩnh vực trên, nhựa PLA còn được sử dụng để làm chai lọ đựng thuốc viên, vải lều, bề mặt chiếu, in ấn 3D… .
Tổng hợp những thông tin mới nhất dành cho khách hàng tham khảo để có những tư vấn khách quan nhất cho những lần mua sản phẩm.

Bao bì phân hủy sinh học: Lựa chọn phù hợp để bảo vệ môi trường
Mỗi năm, trên thế giới, có khoảng 175 triệu tấn rác thải nhựa (RTN) thải ra môi trường, chiếm hơn 50% rác thải đô thị (1). Ước tính có tới trên 5.109 mảnh RTN đang ở đâu đó dưới đáy đại dương (2). RTN không bao giờ phân hủy hoàn toàn, chúng chỉ biến thành hàng tỉ “hạt” vật chất mà mắt thường không quan sát được. Bên cạnh đó, nhựa chứa các hợp chất có độc tính cao, có khả năng gây hại đối với động, thực vật và con người. Vậy nhựa và bao bì có thực sự cần thiết khi mà hậu quả để lại ngày càng nghiêm trọng đối với con người và môi trường sinh thái?
627 lượt xem bình luận

NEW ZEALAND SẼ CẤM HẦU HẾT CÁC LOẠI NHỰA DÙNG MỘT LẦN VÀO NĂM 2025
Mới đây trong tháng 6/2021, New Zealand đã ban hành các điều luật để tiến hành quá trình cấm nhựa dùng một lần dài hạn và ước tính đến năm 2025 sẽ là cột cốc chính thức để dừng hoàn toàn việc sử dụng các loại nhựa dùng một lần này.
708 lượt xem bình luận
NHỰA PHÂN HỦY SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ở mức báo động và trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia. Một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng này là thay thế các sản phẩm nhựa truyền thống bằng nhựa phân hủy sinh học (NPHSH) thân thiện môi trường. Bài viết đề cập một số nét về thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển loại vật liệu này trong thời gian tới ở nước ta.
1.876 lượt xem bình luận
CÁC THÀNH PHỐ TẠI HOA KỲ CẤM DÙNG ỐNG HÚT NHỰA
Tại Mỹ, hàng ngày có đến 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng. Một phần lớn trong số này được thải ra môi trường. Chúng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái. Để hạn chế những tác động trên, nhiều nơi tại Mỹ đã ban hành nhiều lệnh cấm dùng ống hút nhựa trong cộng đồng
8.977 lượt xem bình luận
Thị trường PP, PE Châu Âu đi ngược xu hướng toàn cầu trong tháng thứ 2, thúc đẩy xuất khẩu
Thị trường PP và PE Châu Âu đang sẵn sàng cho xu hướng ổn định đến giảm trong tháng thứ hai liên tiếp sau sự suy yếu dự kiến trong các hợp đồng monomer sắp tới. Điều này cũng tiếp tục bất chấp xu hướng tăng trưởng cao hơn ở các thị trường lớn khác, dẫn đến giảm nhập khẩu vào khu vực nhưng lại thúc đẩy xuất khẩu ra khỏi khu vực.
918 lượt xem bình luận
VI NHỰA HIỆN ĐÃ ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG NỘI TẠNG CON NGƯỜI
Vi nhựa được tìm thấy ở khắp nơi trên hành tinh, từ tuyết và đất núi Bắc cực đến nhiều con sông và đại dương, từ các sinh vật phù du đến các loài sinh vật biển khổng lồ. Được coi là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn, vi nhựa có thể tích lũy vào cơ thể người qua thực phẩm và nước uống. Theo ước tính, một người ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một lượng tương tự.