NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GỒM NHỮNG CHUYÊN NGÀNH NÀO ? NGÀNH NÀO DỄ XIN VIỆC?

-

Ngày nay, công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đem tới sự tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật sản xuất. Ngành học Công nghệ thông tin cũng vì thế trở thành ngành đào tạo mũi nhọn của giáo dục toàn cầu, thu hút nhiều bạn trẻ muốn trở thành sinh viên tương lai. Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là: “Ngành Công nghệ thông tin là gì? Sinh viên ngành này học gì và ra trường làm gì?”

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là ngành sử dụng hệ thống máy tính gồm phần cứng, phần mềm và thiết bị ngoại vi để lưu trữ, truy xuất, truyền tải và thao tác với dữ liệu hoặc thông tin. Cùng với sự phát triển vũ bão của Internet, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, dùng chương trình máy tính để cải tiến kỹ thuật sản xuất, thống kê và tính toán số liệu, vận hành hệ thống máy móc… cùng vô vàn ứng dụng hữu ích khác. Trong chương trình của các trường đại học, ngành học Công nghệ thông tin có thể chia thành 6 lĩnh vực chính: công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, an toàn thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và khoa học dữ liệu.

Bạn đang xem: Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào

*
Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông học gì?

Công nghệ thông tin và Truyền thông là ngành học mở rộng của công nghệ thông tin, tích hợp thêm kiến thức về mạng viễn thông. Sinh viên ngành này sẽ học cách lập trình, vận hành và bảo trì các phần mềm máy tính, hệ thống lưu trữ, hệ thống nghe nhìn… kết nối trong mạng Internet.

Tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt Pháp, USTH), sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông được đào tạo theo chương trình đạt chuẩn quốc tế của Hội đồng đánh giá nghiên cứu giáo dục đại học và viện nghiên cứu Pháp (HCERES). Chương trình học diễn ra trong 3 năm, gồm các môn học về công nghệ phần mềm, khoa học máy tính và khoa học dữ liệu – đều là những khối kiến thức nền tảng cốt lõi trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bao gồm:

Kiến thức nền tảng về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính.Kiến thức chuyên sâu về quản trị dự án và hệ thống thông tin.Kỹ thuật lập trình website và ứng dụng mobile hiện đại.Phương pháp xử lý và khai thác dữ liệu tiên tiến.

Đặc biệt hơn, các môn học tại USTH đều được giảng dạy bằng tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay, trang bị thêm cho sinh viên khả năng giao tiếp để học tập và làm việc với bạn bè quốc tế. Từ đó, sinh viên USTH có thể tự mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho bản thân trong ngành công nghệ thông tin ở khắp mọi nơi.

*
Chương trình học của USTH luôn bắt nhịp cùng thế giới

Học ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông ra trường làm gì?

Công nghệ thông tin hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân lực. Bởi vậy, ngành này đem lại nhiều cơ hội học tập và làm việc cho sinh viên mới ra trường. Chọn ngành học Công nghệ thông tin và Truyền thông tại USTH, sinh viên có thể:

Đi làm ngay tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở vị trí lập trình viên phần mềm. Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 2-5 năm, sinh viên có thể phát triển bản thân theo hướng kỹ thuật (chuyên viên lập trình, kỹ sư thiết kế hệ thống…) hoặc theo hướng quản lý (lãnh đạo dự án, kỹ sư cầu nối…) tùy mong muốn.Học lên Thạc sĩ, giành cơ hội đi du học và thực tập tại nước ngoài. Cụ thể, USTH đào tạo chương trình thạc sĩ với thời gian là 2 năm và kỳ thực tập kéo dài từ 3-6 tháng tại các phòng thí nghiệm tốt nhất của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam hoặc tại Pháp.

Là trường đại học thuộc dự án hợp tác giáo dục lớn nhất giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp, USTH luôn tạo điều kiện học tập và phát triển tốt nhất cho sinh viên, khuyến khích các em theo đuổi ước mơ trở thành chuyên gia công nghệ thông tin.

Giới thiệu chung

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Công nghệ thông tin cũng như các trường Đại học khác có đào tạo ngành học này. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.

Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

*
Ngành công nghệ thông tin đang rất phát triển

Ngành công nghệ thông tin đào tạo những gì ?

Sau khi được đào tạo, sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra cũng được trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Công nghệ thông tin là xu hướng toàn cầu

Định hướng đào tạo của ngành công nghệ thông tin

Sau khi được đào tạo khối kiến thức cơ sở, các sinh viên sẽ được chọn một trong những hướng sau:

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích định lượng doanh nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp.

Xem thêm: Các loại mẫu cửa gỗ đẹp loại 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh, tổng hợp mẫu cửa gỗ đẹp cho nhà bạn

- Ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ web.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tài nguyên, môi trường và địa lý

Trong đó có 2 hướng đào tạo chủ lực là ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ web và ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp. Đây là hai lĩnh vực được chú trọng trong việc phát triển xã hội hiện nay.

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:

Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám. . .). Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ.

Các công ty điển hình: Esri, Arc
GIS, FPT, TMA và các công ty phần mềm chuyên dụng khác. . .

*

Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp.

Các đơn vị: Ngân hàng, Bưu điện, Siêu thị . . .

*

Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định.

Các đơn vị: tập đoàn kinh doanh, sản xuất lớn như Samsung, IBM, Coop
Mart, Thế giới di động . . .

*

Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của CNTT.

Các đơn vị chuyên phát triển phần mềm: Microsoft, Google, CMC, các công ty phần mềm khác.