CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÚN TƯƠI THEO QUY TRÌNH CÔNG NGHIỆP

-

Thông tin bảng báo giá dây chuyền sản xuất bún tươi công nghiệp Uniduc sẽ giúp khách hàng hiểu rõ giá thành, chất lượng sản phẩm. Nhờ đó đảm bảo việc đầu tư của doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả.

Bạn đang xem: Công nghệ sản xuất bún tươi

Từ lâu, bún được nhiều người ưu tiên lựa chọn và sử dụng bởi sự tiện dụng, dễ tiêu hóa và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã quyết định đầu tư hệ thống máy móc để sản xuất ra các loại bún chất lượng, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn không biết nên đầu tư hệ thống máy móc nào? Báo giá dây chuyền sản xuất bún tươi công nghiệp Uniduc bao nhiêu? Có đắt không? Để hiểu rõ hơn về điều này mời bạn tham khảo một số nội dung thông tin được phân tích trong bài viết dưới đây.


Danh mục


Bún tươi là gì?

Thường được mọi người gọi với cái tên là bún. Đặc điểm bên ngoài là sợi hình tròn với màu trắng ngà hay trắng đục được tạo thành từ quá trình lên men gạo. Hơn thế nữa, bún được làm từ gạo chứ không thêm bất cứ hóa chất độc hại hay hàn the, chất tẩy trắng. Khi sản xuất bún cũng không có chất bảo quản vì thế không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

*

Lâu nay, bún tươi đã trở thành nguyên liệu chính để chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Từ những món bún nước như bún riêu cua, bún cá hay bún chả… hay các loại bún khô như bún nem, bún trộn, bún đậu mắm tôm… Những món ăn này xuất hiện khắp nơi, khắp các tỉnh thành tại Việt Nam. Từ những quán nhỏ vỉa hè, quán ăn sang trọng đến nhà hàng cao cấp…

Loại thực phẩm này rất dễ ăn và dễ dàng tiêu hóa nên được nhiều gia đình, thực khách tin tưởng và lựa chọn. Việc sử dụng bún tươi trong bữa ăn mang đến cảm giác ngon miệng và dễ chịu hơn nhiều so với những loại đồ ăn khác. Chính vì thế mà bún tươi thường được sử dụng để thay đổi khẩu vị cho các bữa ăn trong gia đình.

Hiện nay, thị trường có nhiều loại bún khác nhau. Dựa vào đặc điểm bên ngoài mà người ta chia thành một số loại phổ biến:

Bún rối

Loại bún này khi được làm xong sẽ đặt vào thúng một cách lộn xộn, không có hình khối rõ rệt. Loại bún này rất phổ biến được sử dụng nhiều ở hầu khắp các tỉnh thành và cũng là nguyên liệu của nhiều món ăn khác nhau.

Bún vắt

Được biết đến với tên khác là bún lá. Theo đó, những sợi bún này được vắt thành từng dây có đường kính độ 4 – 5mm với độ dài khoảng 30 – 40cm. Lúc thưởng thức bún sẽ được cắt thành từng đoạn ngắn vừa tầm và tường ăn theo dạng chấm hơn.

Bún nắm

Những sợi bún này sau khi làm xong sẽ được nắm thành từng nắm nhỏ và bẹt ra. Loại bún tươi này ít phổ biến hơn so với hai loại bún nói trên.

Quy trình sản xuất bún tươi công nghiệp

*

Để có thể làm ra sợi bún ngon và có chất lượng tốt cần phải áp dụng công nghệ hiện địa, sự chuẩn chỉ trong cách thức pha chế và kinh nghiệm của người đứng máy. Những loại bún ngon sạch có màu hơi đục, trắng ngà với sợi bún mịn màng, sợi dai và bóng… Ngoài ra, loại bún này còn có mùi chua tự nhiên của gạo đã được ngâm.

Nhằm tạo nên những sợi bún ngon, chất lượng, dây chuyền sản xuất bún tươi công nghiệp đã được giới thiệu và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng, lựa chọn. Cụ thể quy trình này bao gồm các bước dưới đây:

Chuẩn bị nguyên liệu

Người ta thường lựa chọn gạo cũ để làm bún, để từ 3 – 6 tháng. Bởi lẽ loại gạo này có hàm lượng tinh bột cao, xốp với độ nát thấp. Đồng thời, không nên chọn gạo bị mốc, mọt hay lẫn các loại tạp chất. Theo đó, gạo cũ có đặc tính nở, xốp và không bị dính nên rất phù hợp để sản xuất bún.

*

Khi đã đưa vào sản xuất gạo sẽ được loại bỏ hết các tạp chất, cát sỏi. Tiếp đó, gạo được vò nhiều lần bằng nước sạch để rửa kỹ các chất bẩn còn lại. Khi được vệ sinh xong, gạo sẽ không còn lẫn những loại tạp chất, đủ điều kiện để làm bún.

Khi gạo đã được làm sạch xong sẽ được ngâm trong nước trong ba ngày. Trong thời gian này gạo sẽ hút đủ lượng nước để chúng mềm ra giúp việc xay bột sẽ mịn và dẻo hơn nữa. Khâu này tiến hành xong cần đảm bảo chúng chứa đủ lượng nước để tiến hành thuận tiện, hiệu quả hơn.

Nghiền ướt gạo

Việc này giúp làm giảm kích thước của những hạt gạo cũng như phá vỡ Protein ở bên ngoài đồng thời giải phóng nguyên hạt tinh bột trong gạo. Trong dây chuyền sản xuất công nghiệp, quá trình này sẽ được làm bằng máy giúp tạo nên dung dịch bộ trắng.

Nhờ việc ứng dụng cơ giới hóa giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tăng công suất bằng việc sử dụng máy nghiền hai thớt kiểu đứng hoặc nằm. Khi nghiền, gạo được thêm một lượng nước vừa đủ đi qua lưới lọc 2.400 lỗ/cm2. Nhờ đó mà bột nước tạo thành mịn, dễ tạo hình, nhanh chín và tăng độ dẻo dai hơn nữa.

Lên men latic

Theo dây chuyền, gạo sẽ được đưa qua bồn chứa trung gian để tiến hành lên men. Việc này giúp cho sợi bún thêm dai hơn sau khi thành phẩm nhưng nếu lên men trong thời gian quá lâu thì sợi bún sẽ dễ bị chua nên cần chú ý. Thường thì thời gian lên men sẽ được tiến hành từ 3 – 6 tiếng.

Ép nước chua

Đây chính là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bún tươi với khả năng bảo quản sau này. Bún có để được lâu hay không một phần dựa vào hiệu quả cả công đoạn này.

Qua công đoạn này, bột loãng sau nghiền sẽ tạo thành bột ẩm có thể nắn được thành cục. Tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất mà nguyên liệu sẽ được làm ráo nước bằng cách như ép thủy lực hay ép ly tâm. Việc ép nước chua bằng cách ly tâm sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như loại bỏ hết được nước chua ở trong khối bột.

Nhào trộn, ép đùn

Khi đã loại bỏ được nước chua trong bột gạo, chúng sẽ được cho thêm nước, nhào trộn với nhau. Việc nhào trộn này có thể tiến hành bằng máy hay bằng tay hoặc sử dụng thêm một số phụ gia cho phép.

Bột sau khi trộn sẽ được dây chuyền sản xuất đưa vào hệ thống máy ép đùn. Phần khuôn của máy thường có hình trụ tròn hay hình chữ mặt với mặt đáy là tấm lưới có nhiều lỗ nhỏ với đường kính vào khoảng 3mm. Bột cho vào, máy sẽ sử dụng lực ép để các sợi mì đi qua lưới với độ dài phù hợp. Công đoạn này lợi dụng tính chất tạo sợi của tinh bột mà những sợi tinh bột khi nhào trộn có khả năng tạo sợi khi được ép qua một khuôn có đục lỗ.

Luộc sợi bún

Theo như thiết kế dây chuyền máy móc, một nồi nước sôi sẽ được bố trí bên dưới máy đùn ép để khi sợi bún đi qua lỗ sẽ nhúng ngay vào nôi nước đang sôi ở bên dưới. Trong nồi được bố trí một thanh khuấy để khuất một chiều giúp các sợi bún không bị rối hay dính vào nhau khi luộc chín.

*

Khi nấu cần khoảng một phút để sợi bún chín. Mục đích của quá trình này là cung cấp nhiệt giúp các phân tử tinh bột hút nước, trương nở và hồ hóa. Ở trong nước sôi sợi bún rách rời nhau và ổn định cấu trúc để chúng làm chín tinh bột một cách tốt nhất.

Thành phẩm

Sợi bún tươi sau khi được luộc chín sẽ được vớt ra, ngâm vào nước lạnh rồi để nguội. Quá trình này được tiến hành với mục đích để những sợi tinh bột sắp xếp lại với nhau tạo tính ổn định cao. Nhờ đó mà sợi bún thêm dai và ngon hơn khi thưởng thức.

*

Việc làm nguội phải được tiến hành nhanh chóng để hạn chế việc hồ hóa tiếp tục của những sợi bún gây nên hiện tượng thoái hóa mặt ngoài làm cho bún dễ bị mềm, gãy. Bún sau khi được làm nguội và ráo nước quý khách hàng sẽ thu được loại bún thành phẩm chất lượng. Theo tỷ lệ, một cân gạo có thể thu được khoảng 3 cân bún.

Xem thêm: Công Nghệ Thông Tin - Công Nghệ Thông Minh

Dây chuyền sản xuất bún tươi sạch công nghiệp Uniduc

Thông tin báo giá dây chuyền sản xuất bún tươi công nghiệp Uniduc được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Nhưng trước hết bạn cần quan tâm đến thông tin về hệ thống máy móc này được Công ty Uniduc nghiên cứu và phân phối.

*

Công ty Uniduc phân phối dây chuyền sản xuất bún tươi sạch theo quy mô công nghiệp với sản lượng đạt 7 tấn/ 24 giờ. Những quá trình này là vận hành tự động ngoại trừ quá trình gắp, chúng liên tục làm chín, hấp và làm chín lần hai sau đó mới tiến hành rửa bún. Công nhân hỗ trợ sẽ tiến hành gắp, sấy khô và làm mát bún trước khi cung cấp ra thị trường.

Dây chuyền sản xuất bún tươi với công nghệ ép đùn có thể xử lý nhiều loại bột khác nhau. Chẳng hạn như bột gạo, tinh bột đậu nành, lúa mì, kê, tinh bột ngô, Semolina…Để biết được báo giá dây chuyền sản xuất bún tươi công nghiệp có đắt không cần tìm hiểu kỹ về cấu tạo và đặc điểm của hệ thống máy móc này. Cụ thể:

Cấu tạo dây chuyền sản xuất

Dây chuyền sản xuất bún tươi theo quy mô công nghiệp bao gồm nhiều loại máy móc tiến hành theo trình tự để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn. Một số loại máy bao gồm:

Máy chế biến để sơ chế nguyên liệu ban đầu.

Máy nghiền nguyên liệu Ultramicron.

Máy đùn nguyên liệu sau khi sơ chế với công suất lớn.

Máy hấp và hệ thống làm chín.

Máy cắt và đóng khuôn bánh gạo tròn.

Máy sắp xếp bánh bún.

Hệ thống phơi sấy.

Đặc điểm của hệ thống sản xuất

Dây chuyền sản xuất bún tươi công nghiệp được Uniduc nghiên cứu, phân phối có một số đặc điểm dưới đây:

Hệ thống máy móc được kiểm soát hoàn toàn tự động đảm bảo quá trình sản xuất liên quan từ khâu sơ chế nguyên liệu đến đùn ép, làm chín, kéo dãn và sấy khô bún tươi.

Nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm tạo ra, toàn bộ hệ thống dây chuyền đều đều được điều khiển bằng các bộ biến tần và màn hình PLC. Nhờ đó có thể đảm bảo quá trình điều chỉnh những thông số kỹ thuật cho từng đơn vị.

Hệ thống đường hầm làm chín được áp dụng đa cấp những hệ thống kiểm soát ẩm và nhiệt độ để giúp rút ngắn thời gian để làm chín cũng như tiết kiệm năng lượng tối đa. Đây là cách giúp giảm chi phí sản xuất cực kỳ tốt.

Hệ thống máy kéo dãn bún tự động của dây chuyền sản xuất giúp tiết kiệm nhân công cũng như cải thiện không gian lợi nhuận của sản xuất. Hơn nữa, hệ thống sấy được thiết kế để đảm bảo khả năng làm việc hiệu quả hơn, kiểm soát tốt độ ẩm và nhiệt độ ở từng phần khác nhau.

Báo giá dây chuyền sản xuất bún tươi công nghiệp

Yếu tố giá thành luôn được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Ngoài chất lượng, giá của hệ thống máy móc và chế độ sau bán hàng là yếu tố doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn một đơn vị phân phối. Hiểu rõ điều này, nhiều đơn vị thường báo giá thấp với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, không phải giá rẻ lúc nào cũng đi cùng với chất lượng.

*

Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Công ty Uniduc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng vì thế cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Công ty chúng tôi tự hào là địa chỉ chuyên kiến tạo nên những nhà máy sản xuất tự động tại Việt Nam trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Không chỉ cam kết về chất lượng, mọi thông tin về giá thành và dịch vụ sau bán hàng đều được thông báo với khách hàng để doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, nắm bắt. Nhờ đó khách hàng có thể theo dõi, so sánh và lựa chọn được hệ thống máy móc phù hợp để sử dụng. Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Uniduc để được tư vấn, báo giá giúp tìm được dây chuyền sản xuất theo đúng yêu cầu.

Quy trình sản suất - phân loại bún tươi, máy làm bún tươi công ty Cổ phần Yamaguchi Việt Nam

*

Đăng bởi: Phi Hue

Ngày 10 Tháng Năm, 2021


Bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nuớc, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở.Nghề làm bún đã có từ lâu đời và đang ngày càng phát triển. Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng, mềm, đựợc làm từ bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn, được luộc chín trong nước sôi. Ðây là một nguyên liệu được sử dụng khá nhiều làm thành phần chính chế biến rất nhiều món ăn (bún bò huế, bún mắm, bún riêu…

Quy trình sản xuất bún tươi


*
Quy trình làm bún tươi

Phân loại bún tươi: Theo hình dạng – Theo kích thước – Theo nguyên liệu

Phân loại theo hình dạng bún1.1 Bún rối
Bún rối là loại bún sau khi được làm nguội, bún sẽ được dể một cách tương đối lộn xộn trong giỏ tre, rổ nhựa hay thúng, không có hình thù rõ rệt. Bún rối là loại tương đối phổ biến và thích hợp cho nhiều món ăn, đặc biệt là các món bún nước.
*
Bún rối

1.2. Bún con hay bún nắmÐây là loại bún mà các sợi bún được quấn lại với nhau thành từng cuộn nhỏ, có hình dạng gần giống như con sò. Ðây là loại bún hiện nay dạng được bán phổ biến ngoài thị truờng.


*
Bún con

1.3. Bún lá (bún vắt)Các sợi bún được vắt thành từng dây có đường kính độ 4-5 cm, dài cỡ 30-40cm. Khi ăn, người ta sẽ dùng kéo cắt thành những đoạn nhỏ. Thích hợp cho một số món bún dạng chấm như bún đậu mắm tôm, bún chả.


*
Bún lá, bún vắt
Phân loại theo kích thước bún2.1. Bún sợi nhỏ: sợi bún có đường kính

2.2. Bún sợi trung bình: sợi bún có đường kính từ 1-1,5 mm.

2.3. Bún sợi to (bún bò): sợi bún có đường kính khoảng 2 mm.

Phân loại bún theo nguyên liệu3.1. Bún làm từ gạo tẻ3.2. Bún làm từ bắp: dây là loại bún đặc sản của vùng dất Phú Yên, bún không làm từgạo mà được làm từ những hạt bắp và chỉ có bắp ở vùng Tuy An, Ðồng Xuân mới tạo được vị ngọt, độ dẻo dai cho sợi bún.

Yamaguchi Việt Nam chuyên cung cấp dây chuyền chế biến thực phẩm, hệ thống sấy và các giải pháp thiết kế cho nhà máy. Chúng tôi sản xuất theo công nghệ hiện đại nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống các món ăn của Việt Nam. Ðảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu suất, sản lượng, giảm sức lao động.

Máy làm bún tươi của công ty CP Yamaguchi Việt Nam chúng tôi có những ưu điểm:

Thiết kế tự động liên hoàn
Thiết kế chế tạo với công suất máy khác nhau theo nhu cầu khách hàng
Có sàng để thay đổi kích thước sợi bún to nhỏ tùy thích
Điều chỉnh tốc độ chạy nhanh chậm cho băng tải bún
Dao cắt bún tự động
*
Dây chuyền sản xuất bún tươi

—————————————-

RAubkj8muc​

►Dây chuyền làm bún tươi: https://youtu.be/iz3k
O7qye
Zo​

►Dây chuyền làm bún tươi tự động khép kín: https://youtu.be/5-TM4d_N8r
U​

►Máy làm bánh cuốn, máy làm bánh cuốn mini: https://youtu.be/EZOB0469FLI​

►Máy làm bún khô, máy làm mỳ khô: https://youtu.be/EB8v97HSrr
M​

►Hệ thống sấy bánh đa nem công suất lớn: https://youtu.be/DBCEGIb
M1Kk​

►Máy làm mỳ Quảng, phở Bắc: https://youtu.be/Gy
Tsrok
Grjs​

►Máy làm bánh đa vừng tròn – Máy làm bánh đa vừng Quảng Nam: https://www.youtube.com/watch?v=Hk
Oxj…​

►Máy làm bánh đa nem công suất lớn: https://youtu.be/r
Q6g
O_r
KDFA​

—————————————-

CÔNG TY CỔ PHẦN YAMAGUCHI VIỆT NAM

☎️Hotline/Zalo/Whats
App: (+84) 904 690 663

☎️Fan
Page: https://www.facebook.com/maythucpham….​

☎️You
Tube: https://www.youtube.com/channel/UCl
Ef…​

yamaguchi.vn

—————————————–